Đám mây phân tử Môi_trường_liên_sao

Là các cụm khí gas và bụi với nhiệt độ rất thấp, chỉ khoảng 10-30 K. Do đó hầu hết hydro đều tồn tại ở dạng phân tử (H2).[1] Kích thước của các đám mây này rất đa dạng, có thể từ vài năm ánh sáng đến hơn 600 năm ánh sáng và khối lượng có thể đạt tới hàng triệu M☉. Mật độ vật chất ở đây rất cao (so sánh với các vùng khác), chỉ có thể được tạo thành ở nhiệt độ cực thấp, nếu không nhiệt độ của khối khí sẽ làm giãn nở nồng độ vật chất. Các đám mây này còn được gọi là "vườn ươm sao" do nó chứa rất nhiều các thành phần thô cần thiết để tổng hợp các sao và hệ mặt trời (hầu hết là Hydro và bụi),. Các ngôi sao thường được sinh ra trong các vùng tinh vân tối, do mật độ vật chất tại đây dày đặc hơn cả.

Các phân tử Hydro không thể phát hiện trực tiếp bằng bức xạ hồng ngoại hay vô tuyến thông thường, mà được suy luận thông qua Carbon monoxit (CO). [2]

Hiện người ta đã phát hiện được hàng trăm loại phân tử trong các đám mây này, từ những chất cơ bản như NH3, CH, OH cho đến những phân tử phức tạp như rượu ethyl (C2H5OH), thậm chí là đường.[3]

Sự phân bố của hiđrô ion hóa (mà các nhà thiên văn học gọi là H II từ một tên gọi cũ trong ngành quang phổ học) trong những phần quan sát được của môi trường liên sao trong Ngân Hà từ bán cầu bắc của Trái Đất.(Haffner và đồng nghiệp 2003).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Môi_trường_liên_sao http://www.outerspacecentral.com/ism_page.html http://adsabs.harvard.edu/abs/1912MNRAS..72..740P http://adsabs.harvard.edu/abs/1919PASP...31..304H http://adsabs.harvard.edu/abs/1930PASP...42...99T http://adsabs.harvard.edu/abs/1936MNRAS..96..661B http://adsabs.harvard.edu/abs/1969ApJ...155L.149F http://adsabs.harvard.edu/abs/1977ApJ...218..148M http://adsabs.harvard.edu/abs/1983ApJ...265..223B http://adsabs.harvard.edu/abs/2001RvMP...73.1031F http://adsabs.harvard.edu/abs/2003ApJS..149..405H